Cá chép Koi (tiếng Nhật: 鯉 (こい), phiên âm Hán Việt: Lý chuyển tự La Tinh: koi, có nghĩa là “cá chép”) là một loại cá chép (Cyprinus carpio) thông thường đã thuần hóa, lai tạo để nuôi làm cảnh, được nuôi phổ biến tại Nhật Bản. Chúng có quan hệ họ hàng gần với cá vàng và, trên thực tế, kiểu cách nhân giống và nuôi cảnh là khá giống với cách nuôi cá vàng, có lẽ là do các cố gắng của những người nhân giống Nhật Bản trong việc ganh đua với cá vàng. Cá chép Koi và các hình xăm trên cá được người Nhật coi là điềm may mắn.

Đầu thế kỷ 20, năm 1914, để tôn vinh hoàng tử Hirohito, Nhật Bản đã cho triển lãm giống cá chép Koi đầu tiên tại Tokyo và đảo Niigata chính thức được mang tên Niigata Koi. Từ đây, cá chép Nhật với 2 màu chủ đạo “đỏ và trắng” được tôn vinh và mua bán rộng rãi.

Để nghiên cứu thêm về cách lai tạo màu, sinh sản, nhân giống và nuôi dưỡng v.v. từ năm 1950, Nhật Bản đã cử các chuyên gia đến học hỏi tại Trung tâm Khoa học Kỹ thuật thuộc khoa Sinh vật trường Đại học Chicago và khoa Hóa lý thuộc Viện nghiên cứu Illinois, Hoa Kỳ.

Cá chép do người Nhật lai tạo đẹp về màu sắc và đắt giá. Do vậy, mỗi khi nhắc đến loài cá chép được lai tạo có nhiều màu sắc đẹp, người ta liên tưởng ngay đến người Nhật và thường được dùng chung một tên gọi là “cá chép Nhật”. Thực ra, cá chép do Nhật Bản lai tạo có tên gọi là Nishikigoi, dịch ra tiếng Việt là cá chép nhiều màu sắc, đến thế kỷ 19 thì có thêm tên gọi KOI. Từ Koi theo tiếng Nhật là cá chép, từ đồng âm khác nghĩa là tình yêu, yêu mến. Hiện nay, trên eBay đang bán một loại cá chép Koi màu trắng sữa đuôi dài, được ghi rõ xuất xứ Việt Nam.

Do cá Koi của Nhật thuộc loại xuất sắc, đắt giá và nổi tiếng, nên người Nhật đã tự đặt ra những quy cách về gam màu, tên gọi để phân biệt từng chủng loại.

mau-sac-va-hinh-dang-ca-chep-koiNgười Nhật tin rằng những mảng màu trên mình cá chép Koi là những hình xâm luôn luôn mang lại sự may mắn. Tiêu chuẩn về màu được người Nhật đặt tên như sau:

  1. Trắng pha Đỏ = Kohaku.
  2. Trắng pha Đỏ+Đen = Showa Sanke.
  3. Trắng pha Đen = Utsurimono.
  4. Đen pha Trắng = Shiro Bekko.
  5. Vàng pha Đen = Ki Utsuri.
  6. Bạch kim hoặc Vàng kim = Kinginrin.
  7. Xám bạc = Asagi
  8. Trắng, trên đỉnh đầu có một vòng tròn Đỏ = Tancho.

và những giống khác như: Sanke, Ogon, Shusui, Matsuba, Chagoi, Soragoi, Karasu (crow), Taisho Sanke, Koromo, Kawarimono.

Hiện nay, không riêng gì Nhật Bản mà các nước châu Âu, châu Á cũng biết cách lai tạo giống Koi, nhưng các mảng màu và màu sắc thì khó sánh được với Koi của Nhật.

Cá chép Koi Trung Quốc và Việt Nam là giống với chép nguyên thủy và Koi Nhật, Koi Pháp có hông ngắn (nhìn ngang) đầu hơi gù…và điều đặc biệt là chỉ Koi Nhật là có màu đỏ chót như đỏ máu và đỏ ớt còn tất cả các loại Koi khác chỉ có màu đỏ cam hay cam. Màu sắc của Koi Nhật rất rực rỡ và có đường biên sắc nét, các mảng màu lớn và đều ở hai bên hông (khi nhìn từ trên xuống, dọc theo sống lưng). Riêng loại Butterfly Koi của Nhật thì vi, vây và đuôi rất dài (có khi bằng 2/3 thân) và màu thì phủ kín đuôi… Việt Nam cũng có giống Butterfly Koi màu trăng sữa, đuôi dài vừa phải, dọc trên sống lưng hàng vảy có pha chút màu đen. Khác với cá Nhật, toàn thân trắng sữa, đuôi dài hơn và đặc biệt là có một hình tròn đỏ chót ngay giữa đỉnh đầu, tượng trưng cho quốc kỳ của Nhật, giá cá này rất cao; Thời gian gần đây xuất hiện giống Koi có màu óng ánh như kim tuyến, nhưng chỉ có trên 2 màu là trắng và vàng mà người Nhật gọi là Kinginrin.

kich-thuoc-ca-KoiTrước đây, cá chép Koi được xác nhận là chiều dài có thể tới 2 m (6 ft) và chúng có thể sống tới 230 năm, rồi suy giảm dần xuống theo các thế hệ. Người ta cho rằng, phần lớn cá Koi hiện nay, có thể dài tới 1 m (3 ft) và tuổi thọ từ 40 đến 60 năm tuổi. Nếu cá Koi được nuôi ở ao thì đến năm thứ 8 có thể chiều dài tối đa của cá đạt đến 1 mét. Hình dưới đây là kích thước tính bằng cm theo tháng tuổi của cá.

Trước hết, phải xác định là nuôi cá ở hồ kiếng hay hồ xi măng. Nếu là hồ kiếng thì nên chọn giống cá Butterfly Koi (chép đuôi dài) vì chúng đẹp ở dáng thướt tha. Chọn cá nhỏ hoặc lớn đều được, khoảng từ 5 cm đến 40 cm tùy từng hồ, vì nuôi hồ kiếng cá bột lớn rất nhanh, nhưng khi phát triển đến 20 cm thì khựng lại và chậm lớn… Nếu nuôi hồ xi măng (hồ ít nhất là 6 m3) nên có hòn non bộ, một vài cây sen và súng vừa trang trí cho đẹp vừa tạo bóng mát cho cá cũng nên có vòi phun hoặc thác nước cho hòn non bộ, chủ yếu là để tạo ôxy cho cá. Để nuôi hồ xi măng nên chọn cá đã phát triển từ 20 cm trở lên, vì hồ xi măng sẽ có rất nhiều vi sinh vật vừa có lợi vừa có hại cho cá, cá nhỏ sẽ khó chống chọi lại được, cũng như sự phát triển của cá ở hồ xi măng sẽ đạt tối đa. Theo kinh nghiệm, cá bột tỉ lệ sống là 50 %, trong khi cá trên 20 cm tỉ lệ sống từ 90 đến 99 %. Vì cá nuôi trong hồ xi măng, cho nên cần chọn loại cá Standard Koi (giống cá đuôi ngắn) vì sức khỏe và đề kháng gần gấp đôi loại Butterfly. Do chỉ nhìn từ phía trên, nên màu cá là quan trọng nhất. Nên chọn cá có những mảng màu lớn và cân đối đều 2 bên, luôn có màu chủ đạo là trắng và đỏ.

Một điểm đáng chú ý nữa và cũng rất quan trọng khi chọn cá Koi là hình dáng của chúng. Nên xem xét kỹ, dáng bơi phải thẳng và uyển chuyển, không có dị tật như: phần cuối thân bị cong lên, hở mang, râu không đều (do bị cụt, mọc lại không được như cũ) và dị tật xấu nhất của cá chép là “méo miệng”. Tỷ lệ méo miệng khoảng 5 %.

Cá Koi là loại ăn tạp, thành phần nguyên liệu cần phải có trong các loại thức ăn như sau :

1. Đảm bảo được thành phần chất đạm có số lượng % từ 32-38% .Đây là điều bắt buột !Thành phần chủ yếu phải là chất đạm, và thức ăn của Koi luôn phải bắt buộc có thành phần protein (chất đạm) như đã nêu . Cá Koi của bạn có đạt được kích thước, phát triển đúng theo những gi ` mà các bạn đã bỏ tiền ra mua (mua cái dòng máu di tryền mà trong đó có phần kích thước) nằm ở đây .

2. Trong thành phần nhiên liệu bắt buộc phải có thành phần thịt cá (fish meal) .

3. Tinh bột (wheat) .

4. Thành phần chất đạm đến từ các thực vật (plant proteins) .

5. Các thành phần amino acids cần thiết .

6. Các chất khoáng trong vi lượng .

7. Vitamin C trong dạng đã được ổn định, (vì Vitamin C thông thường rất dể bị phân hoá và không bền ) .

Tôi vừa liệt kê những thành phần chủ yếu cần bắt buộc phải có trong các loại thức ăn của Koi . Ngoài các thành phần vừa liệt kê, tuỳ theo mục đích của từng mùa, từng tuổi, và mục đích của người chơi Koi, mà sẽ có thêm những thành phần khác được cho vào . Nhưng chủ yếu một loại thức ăn của Koi, thuộc loại tốt cần phải có những thành phần căn bản như vừa đề cập
Những thương hiệu uy tín, bên ngoài trên bao đều phải có ngày hết hạn . Khi chọn mua, các bạn cần lưu tâm đến đến vấn đề này, và xin đừng bao giơ mua những thương hiệu không có ghi rõ ràng ngày hết hạn !

Có một điều khá thú vị mà các bạn đã biết là Koi thích ăn đủ thứ, cái chi thảy vào ao, hể vừa miệng là Koi chơi liên, nhưng xin hảy cẩn thận, vì cái cảm giác được cho bạn bè thấy Koi của mình rất dể nuôi, dể bảo sẽ làm các bạn cầm lòng không đậu mà cho lung tung vào ao hồ của Koi để biểu diển, những xin đừng . Các loại thức ăn dậm mà các bạn có thể cho Koi ăn thêm với tính cách bổ sung mà sẽ giúp ích cho Koi về lâu dài là : cà rốt, dưa hấu, cam hoặc bưởi sắc nhỏ ra, rau xa lách, cà chua, tôm và trùng đất/trùn quế .

Cho ăn bao nhiêu thi đủ

Thông thường, chúng ta sẽ cho Koi ăn từ 1-5% trọng lượng của Koi tuỳ theo kích thươc, nhiệt độ của nước, và dĩ nhiên là tuỳ theo mùa (cho những nơi có 4 mùa rõ rệt như tại Hanoi và các tỉnh thành ở phần phía bắc của quê nhà ) . Trong thú choi koi này sẽ có 2 loại người chơi Koi:

Loại rất bình dân và lười mà đa số chúng ta sẽ ngã vào , trong đó có moneyless … Sau khi tham khảo và đọc bài viết này, cách hay nhất và thiết thực nhất là cho Koi ăn những loại thức ăn bạn đã chọn sẳn kỷ càng cho chúng trong vòng 5-10 phút cho mổi lần ăn, ngày 3X là đủ . Đây là phương cách giản dị, đơn giản nhưng không kém phần hiệu quả .

Tuy nhiên như đã thưa trước, trong giới chơi Koi lại sẽ có các bạn chơi Koi sẽ muốn tính toán từng ly, từng ti’ ….cho đến từng hạt thức ăn , và chúng ta cần phải cám ơn họ, vì đây là những người đem thú chơi lên đến một cảnh giới mới . Nếu trong khuôn khổ của bài viết này, moneyless không đề cập đến cách thức tính toán của những người chơi thuộc hàng “siêu việt” này thì quả là một thiếu xót . Các bạn biết các bạn là ai ngay sau khi đọc cách tính toán ra từng hạt thức ăn sẽ biến đổi ra thành bao nhiêu trọng lượng trên những con cá Koi của các bạn nhé

Cá nhân chúng tôi, khi tính toán tôi thường lấy con số trung bình trong khoảng đả nêu, vì con số đó luôn là con số mà đa số mọi người sẽ dùng, vì thế khi đã đề cập tỷ lệ % cho ăn hằng ngày là từ 1-5% trọng lượng của cá, thì moneyless sẽ lấy số % trung bình là 3% các bạn nhé ! Khi chơi Koi thì chẳng ai chỉ nuôi duy nhất 1 con Koi như chơi cá rồng, mà họ sẽ nuôi một ao Koi, nên só lượng tính thường là phải tính theo đàn các bạn nhỉ .

Để đơn giản, moneyless xin chọn số cá Koi trong ao là 10 con cá Koi với kích thước tương đồng trong khoảng từ 30- 35cm . Những con cá Koi trong khoảng kích thước này sẽ có trọng lượng khoảng ½ kg . Alright, tôi vừa tạo cho các bạn một hồ cá Koi cấp kỳ , bây giờ thì chúng ta làm vài bài tính đơn giản, để biết khá chính xác rằng sau một mùa cho ăn, bầy cá Koi này sẽ tăng trưởng được bao nhiêu trọng lượng các bạn nhé . Điều này quan trọng, vì nếu chiếu theo cách tính toán bên dưới, các bạn chơi Koi tại quê nhà, có thể tính khá chính xác được trong lượng của cá mà không cần phải cân đo cho mệt, mà tuỳ theo đó mà gia giảm theo mùa cho thích hợp với hoàn cảnh của mổi người và khí hậu từng vùng nhé !

Vì khí hậu của VN ta là khí hậu vùng nhiệt đới, tôi sẽ chọn màu cho ăn là mùa hè nhé . Vả lại mùa hè là mùa cho ăn quan trọng đối với cá Koi . Trong phần sau kế tiếp của bài viết này, các bạn sẽ thấy rằng chúng ta cho ăn, tuỳ theo nhiệt độ của nước, nhưng tạm thời bây giờ tôi chọn nhiệt độ của mùa hè, thích hợp cho tất cả mọi người chơi Koi tại quê nhà .
Nhiệt độ của nước trong mùa hè tại VN , chắc sẽ trong tầm 25-30 độ C các bạn nhỉ .

Chúng ta sẽ tính như sau :

10 con Koi với trọng lượng 0,5kg X 3% trong lượng của Koi = (0,5kgx 10)x(0,03) =0.15kg =150g thức ăn mổi ngày cho 10 con Koi trong ao .

Tuỳ theo loại thức ăn các bạn cho ăn (thức ăn để thúc cá tăng cân, hay loại thức ăn được dùng để giữ để cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng nhưng không tăng cân của cá quá nhiều), nhưng trung bình thì cứ mổi

0,9kg-1,4kg thức ăn được cho ăn, cá Koi của bạn sẽ gia tăng ~ 0,5kg .
Vì thế , nếu chúng ta cho Koi ăn với liều lượng như thế trong 3 tháng hè (90 ngày)

(90 ngày)(0,15kg/ngày) =13.5kg .
Cứ mổi 0,9kg-1,4kg (trung bình =1.15kg), Koi sẽ tăng ~ 0,5kg .

Từ đó chúng ta có thể tình ra được trọng lượng của mổi con Koi trong ao sau 3 tháng hè được cho ăn với số luọng thức ăn như đã nêu như sau :

(13.5kg)/(1.15kg/0,5kg)=5.869 kg tổng trọng lượng cho 10 con Koi trong ao

Mổi con cá Koi của bạn sẽ gia tăng trong lượng : 5.869kg]/(10 con Koi trong ao)=0,5869kg ~ 0,6kg

Xem thêm: Thức ăn cho cá Koi

Một số bệnh ở cá chép koi và cách điều trị

Ký sinh trùng giáp xác , Lernaea – Anchor Worm (trùng mỏ neo) là một ký sinh trùng phổ biến trên Koi là có thể nhìn thấy rõ ràng bằng mắt thường và có thể đạt 10 đến 12mm. Trùng mỏ neo dùng đầu của nó bám chặt vào mô của Koi, thân và đuôi của chúng thường dễ nhận biết.

Anchor Worm

Các giai đoạn chưa trưởng thành chúng tồn tại trong mang của Koi, khi trưởng thành chúng giao phối và con đực rời khỏi Koi, các con cái thụ tinh tồn tại trên cơ thể của Koi và tiếp tục phát triển, trở thành hình dạng con trùng mỏ neo quen thuộc.

Con cái bám chặt vào da và mô của Koi. Các thiệt hại gây ra có thể trở thành một mục tiêu cho hay nấm nhiễm khuẩn lây lan.

Trùng mỏ neo đẻ trứng mà có thể không bị phát hiện ở hồ Koi và có thể nở ra khi điều kiện và nhiệt độ nước phù hợp.

Điều trị bằng cách loại bỏ ký sinh trùng với nhíp gây tê, đảm bảo rằng toàn bộ ký sinh trùng được lấy ra. Để chắc chắn loại bỏ hoàn toàn, nhúng một bông chồi trong dung dịch permanganat kali thoa mạnh mẽ lên trùng mỏ neo, với giải pháp này chúng sẽ rớt ra khỏi Koi. Phương pháp điều trị bao gồm Dimilin hoặc Paradex.

Costia

Cá Cảnh

Costia với 3-4 roi ảnh hưởng đến cả da và mang của Koi, và tái tạo bằng phân hạch nhị phân. Phá hoại của ký sinh trùng này có thể xuất hiện rất nhanh chóng. và các triệu chứng thờ ơ, vây kẹp, cọ xát và da có thể có một sự mờ đục màu trắng xám.

Costia thường chỉ ảnh hưởng đến cá đã được suy nhược do một số nguyên nhân khác, và thường có thể được nhìn thấy trên mình Koi như là một ký sinh trùng thứ cấp.

Soi kính hiển vi phóng đại được sử dụng để xem các ký sinh trùng (300 x).

Phương pháp điều trị bao gồm Kali permanganat, Acriflavine và tắm muối mạnh mẽ của 3% (4 và một nửa oz mỗi gallon)

Cotton Wool Disease

Columnaris (Flexibacter columnaris) là một bệnh nhiễm vi khuẩn. Thường thấy các búi trắng phát triển xung quanh miệng và lan vào cơ thể và vây, thường dẫn đến loét.

Thường bị nhầm lẫn với nhiễm nấm vì nấm mốc biểu hiện giống như các tổn thương của nó, Columnaris là một nhiễm trùng do vi khuẩn thường gặp ở cá nuôi, đặc biệt livebearing cá và cá da trơn. Tên của nó bắt nguồn từ vi khuẩn hình cột, có mặt trong hầu như tất cả các môi trường ao nuôi.

Các vi khuẩn có nhiều khả năng lây nhiễm cá bị stress bởi các điều kiện như chất lượng nước ko tốt, chế độ ăn uống không đầy đủ, hoặc xử lý và vận chuyển. Columnaris có thể xâm nhập vào cá qua miệng, mang, hoặc qua những vết thương nhỏ trên da. Bệnh này rất dễ lây và có thể lây lan qua vợt lưới bị ô nhiễm, thùng chứa, và thậm chí thực phẩm.

Điều trị bằng thuốc chống vi khuẩn thường có hiệu quả.

Dropsy

Xù vẩy (giống như một hình nón thông) và đôi mắt lòi ra.

Dropsy tự nó không phải một căn bệnh, mà là một kết quả của một số nguyên nhân khác. Dropsy là một thuật ngữ được dành cho các bệnh sưng xảy ra trong thân cá. Có thể có nhiều nguyên nhân. Đôi khi nó không nguy hiểm chết cá, nhưng cá bị bệnh cần được cách ly và điều trị kể từ khi xác định nguyên nhân thực tế.

Chẩn đoán, Một trong những tình huống này có thể là nguyên nhân:

# Đột ngột sưng: nhiễm vi khuẩn sẽ gây chảy máu bên trong.
# Chậm sưng: khối u đang phát triển, hoặc thậm chí ký sinh trùng trong cá có thể làm cho nó sưng lên.
# Chậm sưng: Mycobacterium tuberculosis gây nguy hại cho cá!

Dropsy là bị lây nhiễm vi khuẩn để điều trị với thuốc chống vi khuẩn và nếu có thể cô lập ảnh hưởng Koi.

Finrot and Ulcers

Một số vi khuẩn có liên quan với finrot, tổn thương và xuất huyết nội bộ, đặc biệt là Aeromonas và Pseudomonas. Loét thường bắt đầu từ thương tích, vi khuẩn sau đó lây lan gây thiệt hại hơn nữa, và nhiễm nấm cũng có thể xảy ra.

Lỗ như vậy gây ra vấn đề osmoregulatory, dẫn đến thận bị hư hại và tử vong nếu không được điều trị. Bổ sung thêm một dung dịch muối yếu trong hồ cũng như là phương thuốc chống vi khuẩn, nồng độ 3gm / lít sẽ giúp phục hồi sự cân bằng thẩm thấu và giảm căng thẳng trên thận (đảm bảo rằng các muối hòa tan hoàn toàn trước khi bạn cho thêm vào hồ).

Finrot có thể dễ dàng nhận thấy, các vây và / hoặc đuôi có màu đỏ ở các cạnh. Nhiễm trùng thứ cấp do vi khuẩn và nấm có thể phát triển.

Fish Lice (Argulus)

Argulus ký sinh trùng vòng giáp xác khác, và to khoảng 1cm. chúng có một giác hút với phần miệng giống như kim khi chúng bám vào Koi và tiêm một chất độc. Điều này gây kích ứng mạnh với Koi và họ gãi, cạ mình và nhảy, có thể bị nhiễm khuẩn.

Nếu chúng lây nhiễm mang gây tổn thương nặng và thường tử vong. Hầu hết các biện pháp khắc phục antiparasite sẽ không giết chết rận cá, một loại hóa chất mạnh là cần thiết nhưng không bán rộng rãi. Hỏi một đại lý hoặc bác sĩ thú y chuyên nghiệp. Có thể dùng Dimilin hoặc thuốc tím.

Gill Maggots

Gill maggots giòi là những con cái Ergasilus giáp xác ký sinh trưởng thành.

Ergasilus (giòi mang) sẽ xuất hiện như là ký sinh trùng xám và trắng đen dài vài mm bám vào các mang.

Có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng, làm xói mòn các sợi mang và cho phép các bệnh nhiễm trùng thứ cấp có điều kiện phát triển.

Saprolegnia Fungus

Một trong những bệnh phổ biến nhất của Koi là nhiễm nấm. Các bào tử nấm sẽ phát triển bất cứ nơi nào trên Koi, trong đó có mang, ban đầu nảy mầm trên mô chết. Nấm phát triển sẽ phá bỏ các mô sống.

Nấm trên cơ thể xuất hiện như là bông, rất khó để phát hiện nếu Koi nhiễm nấm trong mang, nhưng nếu nó bám ở bề mặt tiếp xúc không khí thì có thể phát hiện.

Điều trị bằng các loại thuốc sát trùng ngoài da như Tetra Nhật kết hợp muối sẽ cho kết quả tốt!

Skin and Gill Flukes

Gill và da sán là hai ký sinh trùng trong họ chi sán lá monogenetic.

Sán dài khoảng từ 0,05 đến 3.00mm và thực sự là một số lượng lớn các loài trong chi.

Koi bị ảnh hưởng thường thể hiện dấu hiệu của sự kích thích, nhảy hoặc chà mình xuống hồ nỗ lực để loại bỏ những ký sinh trùng.

Sán không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Khi nhìn một dưới kính hiển vi, các ký sinh trùng được nhìn thấy rõ ràng là gần như trong suốt.

Sán có một chút giống như bọ chét ở chó và mèo.

Kiểm soát hóa học của cả hai loại sán lá có thể đạt được với T Chloramine, Malachite Green, Formalin, hay Kali permanganat để. Để diệt tất cả cần thiết lặp lại phương pháp điều trị, tần số là phụ thuộc vào nhiệt độ và hóa chất được sử dụng.

Trichodina

Trichodina là một trong những ký sinh trùng đơn bào đơn giản nhất được phát hiện dưới kính hiển vi, nó gần như là hoàn toàn tròn với hàng trăm móc giống với lông mi, và nó luôn luôn quay khi nó di chuyển qua các chất nhầy, gây ra các mô bị hư hại.

Nó tấn công cả hai mô da và mang của Koi và thường có thể gây thiệt hại nhiều hơn tới mang mà khó phát hiện ra.

Phân loại như là một ký sinh trùng nước ấm. Nó gây ra thảm thực vật của da để làm phát sinh một màu xám trắng đục xuất hiện trên cơ thể của bệnh Koi mà biểu hiện là các triệu chứng về cạ mình, bơi lờ đờ.

Phóng đại từ 100 đến 200 x là cần thiết để xem ký sinh trùng này.

Phương pháp điều trị là Kali permanganat.

White Spot (Ich)

Gây ra bởi multifiliis Ichthyopthirius. Các đốm trắng trên da, mang và vây cá là những tế bào đơn bào dưới da, ăn các chất dịch cơ thể và các tế bào. Sau đó, họ ra khỏi da và rơi xuống đáy ao, tụ tập với nhau và bắt đầu sinh sản.

Cũng như triệu chứng đốm trắng gãi, biếng ăn và lờ đờ. Gây tử vong nếu không được điều trị. May mắn là biện pháp khắc phục White Spot được phổ biến rộng rãi.

Xem thêm: Bệnh cá Koi và thuốc chữa

Rate this post