Cách chăm sóc hồ Koi khi gặp những cơn mưa đầu mùa
Kinh nghiệm nuôi cá Koi

Cách chăm sóc hồ Koi khi gặp những cơn mưa đầu mùa

Sau những cơn mưa đầu mùa đa phần trời sẽ lại nắng gắt trở lại, cho nên người nuôi Koi đặc biệt là khu vực miền Nam phải cực kỳ đề phòng cho các trường hợp này và nên chăm sóc cho hồ cá của mình.

1. Mưa đầu mùa ảnh hưởng sao đến hồ Koi ?

Những cơn mưa này mang theo nhiều bụi bẩn trong không khí

Lá cây, vách đá, vật trang trí quanh hồ và trong hồ chứa đựng nhiều bụi bẩn, nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn v.v… sẽ xâm nhập theo nước mưa dội xuống hồ.

Nước mưa mang tính acid, điều này ai cũng biết, và sẽ làm pH trong hồ có sự thay đổi, biến động nặng hay nhẹ tùy vào sinh thái mỗi hồ.

Trời đang nóng và mưa mát sau đó nóng lên lại là cơ hội cho ký sinh trùng và vi khuẩn hiện diện dạng ủ mình trong hồ trỗi dậy sinh sôi nảy nở…

2. Để hạn chế tác động, bạn cần phải làm gì?

Kiểm tra pH: pH là yếu tố dễ biến động nhất sau những cơn mưa lớn, sự biến động đột ngột của pH có thể làm Koi sock và giảm sức đề kháng. Vì vậy, các bạn nên kiểm tra pH cứ 2 giờ một lần trong lúc trời mưa và ngay sau khi mưa để điều chỉnh kịp thời. Duy trì pH ở mức thích hợp từ 7,5 – 8,5 và dao động giữa sáng và chiều không quá 0,5 đơn vị.

Thay nước và thay nước: Sau mỗi cơn mưa lớn, việc cần làm là thay nước sạch cho hồ Koi càng nhiều càng tốt. Nếu những hồ được thiết kế chuẩn và có hệ thống xả tràn chuẩn mực, bạn nên cho cấp nước tràn hồ thay dần. Lượng nước thay có thể 20% đến 50% thể tích hồ là đạt mức an toàn.

Thêm muối: Muối vẫn là giải pháp làm cá giảm stress và đồng thời là chất oxy hóa, khử trùng là khắc tinh của vi khuẩn và ký sinh trùng. Tăng cường muối theo liều điều trị 5/1000 nếu Koi có hiện tượng đỏ mình, nổi gân máu và ngứa mình cạ mình là giải pháp cần thiết.

Tăng cường vi sinh: Sau khi hoàn tất các bước trên bạn nên tăng cường châm vi sinh để ổn định và gia tăng nhóm vi sinh có lợi. Sục thêm khí vào hồ hoặc lọc là một giải pháp tốt, nhằm đẩy mạnh hoạt động của vi khuẩn có lợi trong hồ hoạt động.

Điều chỉnh lượng thức ăn: Có thể ngưng cho ăn một vài hôm. Cá mới trải qua một đợt stress và cần thời gian ổn định để có thể tiêu hóa tốt hơn.

Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm: Cách sưởi ấm cho cá koi vào mùa đông

5/5 - (1 bình chọn)
admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Thức ăn cá koi nào tốt giúp cá mau lớn, lên màu đẹp?

Khi nuôi cá koi bạn cần đặc biệt quan tâm đến chất lượng thức ăn…

5 năm ago

Nguyên nhân cá koi nổi đầu và cách khắc phục

Cá koi nổi đầu là một dấu hiệu rất nguy hiểm phải cứu hộ kịp…

5 năm ago

Cách chữa bệnh lồi mắt ở cá koi nhanh, dứt điểm

Khi phát hiện cá koi có triệu chứng mắt bị lồi, sưng thì người nuôi…

5 năm ago

Dấu hiệu nhận biết bệnh xù vảy ở cá koi và cách điều trị

Cá koi bị xù vảy bởi nhiều tác nhân gây ra như nguồn nước nuôi…

5 năm ago

Phải làm thế nào khi cá koi bị sốc nước?

Sự thay đổi đột ngột nguồn nước nuôi khiến cá koi dễ bị sốc nước.…

5 năm ago

5 bệnh thường gặp ở cá koi và cách điều trị hiệu quả

Trùng mỏ neo, bệnh đốm, thối đuôi, rận cá, xù vảy… là những bệnh thường…

5 năm ago