Phải làm thế nào khi cá koi bị sốc nước?
Bệnh cá Koi và thuốc chữa

Phải làm thế nào khi cá koi bị sốc nước?

Sự thay đổi đột ngột nguồn nước nuôi khiến cá koi dễ bị sốc nước. Lúc này bạn cần phải có cách xử lý kịp thời nếu không cá koi sẽ bị chết. Tìm hiểu chi tiết cách xử lý qua bài viết sau.

1. Tại sao cá koi bị sốc nước?

Nguyên nhân phổ biến nhất khiến cá koi bị sốc nước đó chính là sự thay đổi đột ngột môi trường sống, thay đổi nguồn nước. Thường thì mới mua cá từ cửa hàng về thả trong bể cá hoặc khách hàng không có kinh nghiệm thay nước hồ/ bể cá koi dẫn đến tình trạng này.

  • Nguồn nước: nhiệt độ biến động, nồng độ NH3 quá cao, pH thay đổi đột ngột, oxy hòa tan thấp, nước bị ô nhiễm nghiêm trọng… dễ khiến koi bị sốc nước.
  • Thức ăn: Nguồn thức ăn của cá koi không được đảm bảo về chất lượng, hàm lượng dinh dưỡng cũng khiến sức đề kháng của cá koi yếu, dễ bị các tác nhân xung quanh ảnh hưởng đến sức khỏe, sự sống.
  • Mật độ nuôi: Trường hợp bạn nuôi số lượng lớn cá koi trong diện tích hồ/ bể chật khiến cá thiếu môi trường sống, oxy không đủ cũng dễ gây ra tình trạng sốc nước.

2. Dấu hiệu cá koi bị sốc nước

Khi cá koi bị sốc nước, chúng ngoi lên mặt nước thở liên tục, lâu lâu bơi lên mặt nước xoáy 1 vòng, hay đâm đầu vào các góc cạnh bể kính, hồ. Để lâu hơn cá sẽ yếu và có hiện tượng tuột nhớt. Ngay khi phát hiện điều này, bạn cần nhanh chóng xử lý để “cứu” cá koi trong bể. Bởi chỉ cần chậm trễ 1 chút thì cá koi sẽ chết. Đương nhiên là người nuôi, bạn không hề mong điều này xảy ra 1 chút nào phải không nào.

3. Cách xử lý khi cá koi bị sốc nước

Ngay khi nhận thấy dấu hiệu koi bị sốc nước bạn cần nhanh chóng thực hiện thao tác xử lý sau:

  • Đặt cá trên sủi oxy, một tay cố định cá và dùng ngón trỏ và ngón cái bóp nhẹ vào 2 bên bụng cá phía sau vây bơi.
  • Dùng ngón cái và ngón trỏ còn lại bóp nhẹ để miệng cá mở ra. Phối hợp đều đặn sao cho nước tuần hoàn ra vào miệng cá giúp mang cá hô hấp, vì lúc này cá rất yếu nên không thể tự mở miệng ra được.
  • Cứ bóp khoảng 10 lần thì nghỉ vài giây, tiếp tục cho đến khi nào cá có thể tự thăng bằng và hô hấp khỏe lại. Sẽ mất trung bình từ 30 – 60 phút koi sẽ tỉnh dần và giữ được thăng bằng
Khi cá koi bị sốc nước, cần tách chúng ra khỏi hồ và sơ cứu

4. Biện pháp phòng tránh cá koi bị sốc nước

Như đã nói ở trên nguyên nhân chính khiến koi bị sốc nước đó chính là sự thay đổi đột ngột nồng độ pH, nhiệt độ môi trường sống.

Cân bằng nồng độ pH trong hồ koi 

Mỗi cửa hàng, mỗi trang trại đều nuôi cá trong bể, hồ chứa với điều kiện nồng độ pH nhất định, giúp cá koi có thể sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Khi mua cá nên hỏi và nên kiểm tra pH của hồ cá đang nuôi của các cửa hàng đó là bao nhiêu và mình đo lại pH của hồ cá nhà mình đang nuôi là bao nhiêu để có sự điều chỉnh phù hợp nhất. Tuyệt đối không nên thả cá khi nồng độ pH trong nước chưa được xử lý đảm bảo cân bằng.

Quy trình hòa nước được tiến hành như sau:

Nếu nồng độ pH của hồ tại cửa hàng bán cá và pH của hồ nhà chênh cao quá 1.0 thì buộc phải hoà nước trong vòng 30 phút với các bước sau:

Đổ nước và cá ra thau lớn. Bạn lấy nước 1 thùng nước hồ nhà đổ vào thau cá (lưu ý thùng nước có dung tích bằng phần nước trong bao chứa cá khi mua về), 10 phút lấy thêm 1 thùng nữa, sau 10 phút lấy thêm 1 thùng nữa. Khi hoà được 3 thùng nước như vậy thì lúc đó con cá đã làm quen hoàn toàn với nước hồ của mình.

Việc lấy nước hồ cá nhà để hoà tan giúp cá có thể thích nghi với môi trường nước mới, không bị sốc pH. Trường hợp sốc pH nhẹ thì làm con cá khó chịu, mệt mỏi. Nặng thì làm con cá bị giảm đề kháng dẫn tới bị vi khuẩn tấn công.

Chú ý khi thay nước cho hồ cá koi

Nếu bạn đổ toàn bộ nước trong hồ/ bể koi và thay toàn bộ nước mới thì cá koi dễ bị sốc nước do sự thay đổi đột ngột bởi môi trường sống. Tốt nhất nên thay 30 % lượng nước/ lần. Nếu như hồ nhỏ dưới 20m3 thì nên thay, còn lớn hơn thì không cần thiết phải thay, có thể xả lọc là đủ.

Một vài biện pháp khác:

  • Đảm bảo nguồn thức ăn cho cá koi đầy đủ dưỡng chất; tránh thả cá koi với mật độ dày.
  • Trang bị hệ thống lọc nước, sủi khí để tạo môi trường thuận lợi nhất cho sự sinh trưởng của cá koi.

Cá koi bị sốc nước là tình trạng khá phổ biến với những người nuôi mới bắt đầu và chưa có kinh nghiệm. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan và có cách xử lý hiệu quả nếu chẳng may cá koi hồ nuôi gia đình mình gặp vấn đề này.

Cá koi cũng có thể mắc bệnh vì một số nguyên nhân khác nhau. Để có biện pháp phòng chống phù hợp, bạn có thể tìm hiểu thêm

5/5 - (1 bình chọn)
admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Thức ăn cá koi nào tốt giúp cá mau lớn, lên màu đẹp?

Khi nuôi cá koi bạn cần đặc biệt quan tâm đến chất lượng thức ăn…

5 năm ago

Nguyên nhân cá koi nổi đầu và cách khắc phục

Cá koi nổi đầu là một dấu hiệu rất nguy hiểm phải cứu hộ kịp…

5 năm ago

Cách chữa bệnh lồi mắt ở cá koi nhanh, dứt điểm

Khi phát hiện cá koi có triệu chứng mắt bị lồi, sưng thì người nuôi…

5 năm ago

Dấu hiệu nhận biết bệnh xù vảy ở cá koi và cách điều trị

Cá koi bị xù vảy bởi nhiều tác nhân gây ra như nguồn nước nuôi…

5 năm ago

5 bệnh thường gặp ở cá koi và cách điều trị hiệu quả

Trùng mỏ neo, bệnh đốm, thối đuôi, rận cá, xù vảy… là những bệnh thường…

5 năm ago

Hướng dẫn bạn cách nuôi cá koi lên màu đẹp miễn chê

Muốn cá koi lên màu đẹp đòi hỏi người nuôi cần tỉ mỉ và cẩn…

5 năm ago